Leo núi thể thao “Sport Climbing” là gì?

Leo núi thể thao là hoạt động sử dụng bàn tay, bàn chân, hoặc bất kỳ phần nào khác của cơ thể để leo. Leo núi được dùng trong rất nhiều lĩnh vực như cho vận động, giải trí và thi đấu hay trong các hoạt động cứu hộ và quân sự khẩn cấp. Leo có thể được thực hiện trong nhà và ngoài ngoài trời, trên các cấu trúc tự nhiên hoặc nhân tạo.

Leo núi bao gồm nhiều hoạt động hoặc loại hình khác nhau:

1. Leo vách núi tự nhiên – Bouldering : là loại hình leo vách núi đá bằng giầy leo núi, sử dụng phấn. Thông thường, có thể sự dụng dây an toàn neo từ trên cao, người leo còn có thể tránh chấn thương bằng cách sử dụng miếng đệm đàn hồi để giảm chấn thương và đảm bảo an toàn cho người chơi.
2. Leo các tòa tháp cao tầng – Buildering: là hoạt động leo thể thao mạo hiểm trên các dàn khung thép hoặc vách bên ngoài của các tòa nhà, thường không có thiết bị bảo vệ và không khuyến khích thực hiện.
3. Leo vách núi – Canyoneering: hoạt động leo thể thao mạo hiểm và giải trí dọc theo các hẻm núi cao thường được triển khai trong các tour khám phá và du lịch mạo hiểm, đặc là trong các hang động hoặc trên sa mạc.
4. Leo núi thi đấu thể thao – Competition climbing: Một môn thể thao thi đấu chính thức được tổ chức gần đây, thường được tiến hành trên các vách nhân tạo do Liên đoàn Thể thao Quốc tế Leo núi (IFSC) là tổ chức chính thức quản lý Leo núi thi đấu trên toàn thế giới và được IOC và GAISF công nhận và là thành viên của Hiệp hội Thể thao Thế giới (IWGA). UIAA là tổ chức chính thức quản lý Competition climbing trên băng trên toàn thế giới. Giải thi đấu chính thức có ba hình thức: Lead, Bouldering and Speed.
5. Leo núi tự do – Free Climbing: một hình thức leo núi trong đó người leo núi sử dụng thiết bị leo núi như dây thừng và các phương tiện bảo vệ an toàn khác bảo vệ chống lại chấn thương khi ngã.
6. Leo núi tuyết – Ice climbing: Leo trên địa hình núi Băng hoặc núi tuyết đã cứng bằng cách sử dụng các thiết bị đặc biệt, thường là rìu đá, móc, khóa. Thiết bị bảo vệ người leo núi băng tương tự như leo núi, với các thiết bị bảo vệ (như đinh vít và nêm tuyết) thích nghi với điều kiện của môi trường đông lạnh.
7. Leo núi trong nhà – Indoor climbing: Kỹ thuật leo những bức tường nhân tạo bouldering với các tay nắm (hold) đã được gắn bu lông bắt lên vách nhân tạo của phòng tập leo núi.
8. Leo núi Mountaineering: là tập hợp các hoạt động leo dã ngoại liên quan trên núi bao gồm leo núi ngoài trời, đi bộ đường dài, trượt tuyết và ferrata.
Mountaineering cũng thường được gọi là alpinism, và người leo núi còn gọi là alpinists. UIAA – Liên đoàn leo núi và leo núi quốc tế, là cơ quan quản lý thế giới được Ủy ban Olympic quốc tế công nhận về leo núi và leo núi, và các vấn đề như Cứu hộ, Y Tế, Bảo vệ môi trường, An toàn trên cao…
9. Leo núi đá – Rock climbing: leo lên trên các vách đá hoặc ngọn núi đá nhô ra, sử dụng giày leo núi và túi phấn và các thiết bị như dây thừng, bu lông, đai ốc, hexes. Đặc biệt thường được tái hiện các pha mạo hiểm nhờ vào các thiết bị quay video chuyên dụng.
10. Đu dây – Rope climbing: là môn leo nhờ vào một đoạn dây ngắn và to để thực hiện các động tác leo tốc độ, không giống với hình thức leo núi hay leo núi tuyết.
11. Sport climbing – Leo núi thể thao là hình thức leo núi dựa trên móc neo vĩnh cửu cố định vào đá và có thể là bu lông để bảo vệ (ngược lại với leo núi truyền thống, nơi đá thường không có bắt neo và bu lông cố định).
12. Leo núi có neo dậy – Top roping : là hình thức leo trên một đường lên trong một vách hay một hẻm núi, phía trên được bảo vệ bởi một sợi dây neo ở đầu và được bảo vệ bởi một người giữ dây neo bên dưới
13. Leo núi truyền thống – Traditional climbing (Trad climbing)) là một hình thức leo núi mà không có neo và bu lông cố định. Người leo đặt bảo vệ có thể tháo rời như các thiết bị cam, đai ốc và các thiết bị khác giữ dây nối vào tảng đá (thông qua việc sử dụng carabiner và dây lanyar hoặc sling) để phòng tránh bị rơi.
14. Leo núi solo – Solo climbing: là một phong cách leo núi, trong đó người leo núi trèo lên một mình, mà không ai đó đang đi cùng họ để hỗ trợ. Khi leo núi solo phải rất cẩn trọng để phòng bất cứ lỗi nào có thể xảy ra. Vì chỉ một lỗi thông thường mà kg có người hỗ trợ rất dễ dẫn đến tai nạn, vì không có hệ thống belay. Vi vậy, Soloing cần phải nhiều kinh nghiệm, thệ lực tốt, độ tự tin cao để giảm thiểu tất cả các rủi ro.

Ngoài ra cũng còn nhiều loại hình leo thể thao giải trí khác như: Chalk climbing, Scrambling, Tree climbing, Pole Climbing, Lumberjack tree.
Tuy nhiên khi tham gia các hoạt động leo núi người chơi cần phải lưu ý vấn đề an toàn cá nhân vì leo núi là loại hình thể thao mạo hiểm cần rất nhiều thể lực và ý chí vì vậy phải thực hiện tốt các bước chuẩn bị như: Thể trạng cá nhân, rèn luyện kỹ năng, Kinh nghiệm xử lý, Nước/ Thực phẩm, Vật dụng leo/ trang thiết bị cá nhân, Khảo sát địa hình, Thời gian leo, môi trường xung quanh khu vực leo, nhóm hỗ trợ kỹ thuật leo …
Chúc các bạn có hành trình chinh phục thành công những cung đường núi hùng vĩ.